Patin là bộ môn giải trí, thể thao được rất nhiều người yêu thích, nhất là các bạn trẻ giúp thư giãn, nâng cao sức khỏe và giao lưu bạn bè. Trong đó, giày patin là công cụ không thể thiếu của bộ môn này. Vậy giày patin là gì? Những bộ phận chính của giày patin như thế nào? Cùng My Patin tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
1Giày patin là gì? Lịch sử ra đời của giày patin
Giày patin có tên gọi đầy đủ là giày trượt patin, có thiết kế giống như một chiếc giày thông thường. Tuy nhiên, giày sẽ được gắn bánh xe ở phía dưới, cố định bằng một khung càng nằm giữa đế giày giúp đế dày thêm, chắc chắn và di chuyển dễ dàng hơn.
Có hai loại giày patin phổ biến, được nhiều người biết đến là giày patin một hàng bánh gồm có 3 - 4 bánh và giày patin 2 hàng 4 bánh. Trong đó, giày patin một hàng bánh được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay.
Lịch sử ra đời của giày patin
Vào thế kỷ 18, Sam Nieswizski là người phát minh ra những đôi giày có gắn bánh xe ở bên dưới theo một hàng dọc, gọi là roller. Đôi giày roller được dựa trên ý tưởng của những đôi giày trượt băng.
Trong thế kỷ này cũng có hàng loạt người đã ra phát minh mới cho giày patin, điển hình là người Bỉ John Joseph Merlin với thiết kế bánh tròn bằng kim loại, chúng được gắn với đôi giày bằng một giá đỡ bằng gỗ. Năm 1789, Maximiliaan Lodewijik Van Lede cho ra đời đôi roller với 2 bánh được xếp dọc cách nhau một khoảng.
Năm 1819, Petibled phát minh đôi roller với 3 bánh được xếp dọc phía dưới, được phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích. Đến năm 1863, một đôi giày patin hoàn chỉnh ra đời, bởi người Mỹ, James Leonard Plimpton, gồm 4 bánh bằng gỗ, được gắn dưới 2 trục quay.
2Những bộ phận chính của giày patin
Thân giày (Boot)
Thân giày còn gọi là Boot, một trong những bộ phận quan trọng của đôi giày patin. Ở phần thân giày còn được chia làm hai bộ phận bao gồm:
- Thân trong (Liner): Được làm thừ mút mềm xốp, mềm mại, mang đến cảm giác thoải mái và êm ái cho chân. Phần này được nhà sản xuất khâu rất chắc chắn ngăn cách được phần cứng của vỏ giày không cọ vào chân.
- Thân ngoài (Shell): Còn gọi là vỏ thân giày, thường làm bằng nhựa cứng để thân giày ôm chắc vào chân người chơi. Đồng thời, nó có tác dụng tạo dựng bộ khung cho đôi giày kết hợp với phần lót ôm sát chân người sử dụng.
Trên thân giày còn thiết kế một đai thắt bằng nhựa và một dai bằng da kết hợp với dây giày để điều chỉnh kích thước phù hợp chân người chơi, có tác dụng siết chặt đôi giày với chân hơn để giày ôm sát khi trượt mang lại hiệu quả cao.
Khung giày (Frame)
Khung giày là bộ phận đòi hỏi độ chắc chắn và bền bỉ cao, nên thường được sản xuất từ nguyên liệu hợp kim siêu bền, nhựa cao cấp,... tùy thuộc vào mỗi thương hiệu.
Khi chọn mua giày patin, bạn hãy quan tâm đến bộ phận khung, bởi nó sẽ khiến bạn tự tin hơn khi đi trên đường, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Vòng bi
Vòng bi là bộ phận nhỏ trong đôi giày patin, nhưng đảm nhận một chức năng vô cùng lớn. Nó giúp giảm ma sát giữa trục bánh xe và bánh xe. Nếu bạn chọn lựa một đôi giày có vòng bi trơn, êm, thì nó sẽ hỗ trợ bạn trượt nhanh chóng, mượt mà trên mọi nẻo đường. Đặc biệt là đối với người mới tập chơi, tạo cảm giác thuận lợi khi luyện tập.
Khi chọn mua giày patin, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về vòng bi, nhằm đảm bảo chọn được sản phẩm chất lượng và phục vụ tốt nhu cầu sử dụng. Vòng bi có 2 loại thông dụng là ILQ và ABEC theo thứ tự: 1, 3, 5, 7, 9.
Bánh xe
Bánh xe là "linh hồn" tạo nên một đôi giày patin. Bánh xe của giày thường được thiết kế nhỏ gọn, làm từ nhựa hoặc cao su có độ cứng cao. Giày patin phổ biến hiện nay được thiết kế với các bánh xe như sau:
- Giày trượt 2 hàng bánh với kết cấu 4 bánh xếp thành 2 hàng.
- Giày trượt 1 hàng bánh với kết cấu 4 bánh xếp được xếp thẳng hàng.
Ngoài ra, còn có những loại giày 1 hàng bánh có 5 bánh xe phù hợp cho những cung đường dốc, khó di chuyển. Đối với giày 3 bánh xe trong 1 hàng phù hợp với đường trong thành phố, quanh co. Mỗi loại có những ưu điểm khác nhau, tùy vào nhu sử dụng mà bạn có sự chọn lựa phù hợp nhất.
Thắng (Phanh)
Thắng hay phanh trong giày patin là bộ phận vô cùng quan trọng, giúp giữ an toàn cho người sử dụng. Thắng của giày trang bị ở phía dưới bên phải phù hợp với đa số người Việt.
Khi sử dụng giày đã lâu, bạn cần tháo phanh ra và thay mới để giữ an toàn khi luyện tập và vui chơi. Ngoài ra, tuỳ thiết kế của từng loại giày trượt patin mà có thêm các bộ phận phụ như: Khoá gài, khoá dán, chắn giày,...
Hướng dẫn cách mua giày Patin tại My Patin: